Kính dán án toàn là gì?
Kính dán an toàn là việc kết hợp hai hay nhiều tấm kính (như kính trong, kính màu, kính phản quang, kính cường lực, kính bán cường lực, kính cản nhiệt…) được gắn kết với nhau bằng lớp flim đặc biệt PVB – Poly Vinyl Butylen dạng film và được chưng ở nhiệt độ cao 145 độ C trong khoảng 6 – 8h để tạo sự liên kết và độ trong suốt của tấm kính.Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà kính dán an toàn được tạo ra từ các loại film PVB khác nhau như film màu các loại , phim ghép vải màu, hoa văn trang trí lớp film này thể hiện tính an toàn ưu việt của kính dán, có độ bền dẻo và bám dính tuyệt đối. Khi vỡ, do chịu tác động mạnh, kính sẽ bám vào lớp film PVB và thường đứng nguyên trong khung, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị thương do cạnh kính sắc rơi xuống hay bắn tung toé.
Quy trình sản xuất kính dán an toàn:
Bước 1: Kính tấm nguyên khổ hoặc kính tấm thành phẩm sẽ được đưa qua thiết bị rửa và sấy khô để xử lý sạch hai bề mặt kính. Những tấm kính sau khi qua hệ thống rửa bằng nước sạch được đưa qua hệ thống sấy khô tự động và sẽ được chuyển qua buồng ghép kính sau khi xử lý sạch hai bề mặt.
Bước 2: Tấm kính thứ nhất được đưa lên bàn định vị sau đó tấm Film PVB được phủ lên bề mặt kính và được cắt bằng kích thước tấm kính.
Bước 3: Tấm kính thứ hai sau khi được thực hiện như ở Bước 1 sẽ được đưa vào các bàn định vị và được úp lên tấm thứ nhất vừa được phủ film PVB ở Bước 2 để hai tấm kính dược kết dính tạm thời với nhau.
Bước 4: Các tấm kính được ghép ở Bước 3 sẽ được đưa qua hệ thống ép tự động bằng các trục rulo để ép hai tấm kính dính lại với nhau và sẽ được hấp lần 1 ở nhiệt độ 140 độ C nhằm giúp các tấm kính dính chặt với nhau hơn và sẽ chuyển sang vị trí kệ chờ gia nhiệt.
Bước 5: Các kệ đựng kính sẽ được đưa vào hệ thống nén và gia nhiệt ở nhiệt độ 140 độ C trong thời gian khoảng từ 6h đến 10h tuỳ theo độ dầy của các tấm kính, sau khi đạt tới nhiệt độ quy định thì được làm nguội bằng không khí một cách đồng đều và kính sẽ được đưa ra khỏi hệ thống nén và gia nhiệt.
Bước 6: Sản phẩm kính hoàn chỉnh qua 5 công đoạn trên sẽ được tiến hành kiểm tra lại nghiêm ngặt trước khi nhập kho thành phẩm. Những sản phẩm không đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ bị loại bỏ.
Sau khi hoàn thành 6 bước trên ta có được sản phẩm kính dán an toàn hoàn thiện.
Các công đoạn gia công kính dán an toàn An Phúc Hưng.
Để sản xuất ra được một tấm kính dán an toàn chất lượng cao và đạt các tiêu chí theo TCVN 7218:2002 thì tấm kính nguyên liệu đầu vào cũng cần phải được kiểm soát một cách chặt trẽ để đảm bảo tấm kính nguyên liệu không bị mốc hay sò xước trước khi chuyển vào dán nguyên khổ hoặc cắt dán thành phẩm.
Kính sau khi được căt trên máy CNC xong sẽ được xếp cặp và di chuyển đến đầu máy rửa trước dây chuyền dán. Đối với tấm kính thành phẩm thì sẽ được kiểm tra lại kích thước trước khi cho vào máy rửa. Tại đây tấm kính nguyên liệu sẽ được rửa bằng máy rửa có áp lực cao và sử dụng nước tinh khiết đầu lông rửa của máy được lamwg bằng chất liệu chuyên dụng để đảm bảo ko làm xước bề mặt tấm kính. Việc rửa nhằm loại bỏ hết tạp chất cũng như khoáng chất đang bám trên bề mặt tấm kính. Hệ thống rửa nước tinh khiết gồm hai công đoạn rửa là: rửa bằng nước lạnh và sau đó được rửa bằng nước nóng. Những tấm kính sau khi qua hệ thống rửa bằng nước tinh khiết được đưa qua hệ thống sấy khô tự động và sẽ được chuyển qua buồng ghép kính sau khi đã xử lý sạch hai bề mặt kính chuẩn bị cho công đoạn phủ film và ghép cặp. Tại dàn máy sấy khô kính có hệ thống cảm biến luôn luôn tự động điều chỉnh nhiệt độ sấy cũng như tốc độ gió làm sao để sấy tấm kính khô nhanh và an toàn nhất.
Sau khi được sấy khô tấm kính sẽ được tự động chuyển đến buồng ghép film qua dàn dán tự động. Buồng ghép này được thiết kế là một buồng riêng biệt và đảm bảo các vệ sinh và nhiệt độ luôn luôn được duy trì ở mức 24-27 độ C để bảo quản lớp film dán một cách tốt nhất. Tất cả các công nhân làm việc trong buồng ghép film luôn phải đeo găng tay và vệ sinh sạch sẽ quần áo giày bảo hộ trước khi vào buồng ghép tránh mang bụi cũng như dị vật vào buồng sạch để không làm ảnh hưởng để lớp film cũng như bề mặt tấm kính. Tấm kính khi được đưa vào buồng sạch sẽ được tự động chuyển vào giàn 1 đến vị tri cảm biến ngăn các giữa giàn 1 và giàn 2. Và được dàn hít kính sẽ hít tấm kính lên và di chuyển đến dàn tự động số 2 sau đó sẽ được trải một lớp film phủ kín bề mặt tấm kính
Sau khi tấm kính đầu tiên được trải đều lớp film thì tấm kính thứ 2 sẽ được cánh tay robot hit lên và di chuyển đặt chính xác lên tấm kính trước, để làm được điều này trên dây chuyển trang bị rất nhiều cảm biến được lập trình để xác định chính xác vị trí của từng tấm kính và đảm bảo tấm kính khi dược đặt ghép lên nhau phải khít không bị lệch so le kính đồng thời film phải được phủ kín hết diện tích tấm kính.
Tấm kính khi được phủ film và ghép cặp xong sẽ được đưa qua hệ thống ép tự động bằng các trục rulô để ép hai tấm kính dính lại với nhau, sau đó được hút chân không nhằm tránh được bọt khí giữa hai tấm kính. Căn cứ vào từng chủng loại kính và số lượng ghép film mà cán bộ kỹ thuật sẽ điều chỉnh kích thước lô và nhiệt độ hấp lần 1 cho phù hợp để giúp các tấm kính được dính chặt với nhau (khoảng 145 độ C). Sau đó tấm kính sẽ được chuyển xuống giá chờ để cho vào lò hấp.
Khi kính được xếp trên giá chờ trước khi cho vào lò hấp thì giữa các tẫm kính phải được kê lót bằng một lớp dây amiang chịu nhiệt để tạo khoảng cách giữa hai tấm kính để khi cho vào lò hấp nhiệt độ sẽ được thẩm thấu đều đến toàn bộ bề mặt tấm kính đồng thời để áp suất trong lò hấp sẽ ép tấm kính dính đều hơn và ko gây ra hiện tượng bọt trên kính.
Kính sau ép được chuyển vào lò hấp, kính được hấp ở nhiệt độ 160 độ C trong vòng khoảng từ 6-10 tiếng đồng hồ tùy theo số lượng cấu tạo và chủng loại kính. Tại An Phúc Hưng lò hấp là lò sử dụng công nghệ có kích thước 3mx9m một lần vào lò có thể vào được 03 giá kệ kính đồng thời có hai chế độ đó là chế độ tự động và chế độ hấp bằng cách nhập số liệu tương ứng. Nếu để tự động thì thiết bị máy móc tự động điều chỉnh các chế độ như tăng nhiệt, tăng áp suất thời gian ủ kính..Nếu để chế độ bằng tay thì cán bộ kỹ thuật phải theo dõi quá trình tăng nhiệt, tăng áp suất, thời gian ủ kính người điều khiển phải căn cứ vao số lượng kính cần phải hấp để điều chỉnh các thông số tương ứng. Thông thường áp suất ở trong lò hấp sẽ đạt ở mức 12kg, nhiệt độ hấp khoảng 145 độ C trong khoảng 8 tiếng. Sau khi kết thúc quá trình hấp kính được lấy ra và kiểm tra các vấn đề như:
+ Khuyết tật ngoại quan kính phải trong, không bị bọt….
+ Lấy một mẫu bất kỳ để kiểm tra các thông số về va đập con lắc, bi rơi… theo TCVN 7368:2004.
Ưu nhược điểm của kính dán an toàn An Phúc Hưng.
Ưu điểm
– Kính dán mang lại độ an toàn cao:
Tăng tối đa độ an toàn, khi vỡ các mảnh kính vẫn bám chặt vào lớp film PVB và thường đứng nguyên trong khung, không gây nguy hại đến con người và tài sản, giảm hiện tượng đâm xuyên, tránh được việc con người và đồ vật bị rơi qua các cửa sổ toàn nhà cao tâng.
– Kính dán đảm bảo độ an ninh:
Kính dán an toàn có xu hướng chịu được tác động lớn. Trong các kết cấu nhiều lớp, kính dán an toàn có khả năng chịu được đạn ( Kính dán chống đạn), vậy nặng hay những vụ nổ nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, kính dán an toàn chịu được nhiều cú va đập trên cùng 1 điểm, nhằm chống đột nhập vào bên trong(Kính dán chống đột nhập )
– Khả năng cách âm:
Tính năng giảm âm của lớp film PVB đã khiến kính dán an toàn có khả năng cách âm, ngăn chặn tiếng ồn ngoài ý muốn từ các loại phương tiện giao thông và các tiếng ồn khác.
– Kính dán tiết kiệm năng lượng:
Với việc lựa chọn các chủng loại kính đặc biệt như Low-e, Solar Control… các loại film PVB và kính có các gam màu khác nhau, kính dán an toàn giảm việc truyển tải năng lượng Mặt trời, nhằm giảm việc sử dụng máy điều hòa và luôn đam bảo điều kiện sống tốt nhất.
– Ngăn tia cực tím:
Kính dán an toàn có khả năng chặn được tới 99% tia cực tím của ánh nắng Mặt trời, bảo vệ con người, vật dụng, vật trưng bày và hàng hóa.
– Bảo vệ chống thiên tai:
Kính dán an toàn sẵn sàng đối chọi với điều kiện thời tiết thiên nhiên khắc nhiệt,. Có thể đóng vài trò ngăn ngừa thương vong hay thiệt hại cho con người và tài sản khi xảy ra bão, động đất hay các vụ nổ. Kính có xu hướng giữ nguyên trong khung khi chịu tác động.
Nhược điểm:
– Kính dán được ghép từ hai lớp kính thường nên vẫn dễ bị xé vỡ trong quá trính sử dụng.
Kính cường lực, bán cường lực dán An Phúc Hưng.
Do nhu cầu của thị trường và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng cũng như độ an toàn người tiêu dùng nên sản phẩm kính cường lực dán được ra đời. Sản phẩm này ra đời là sự cộng hưởng của các ưu điểm của hai chủng loại sản phẩm kính cường lực và kính dán khi mà hai sản phẩm này để riêng biệt thì vẫn còn những nhược điểm khó khắc phục vì thế việc kết hợp tính chất giữa hai chủng loại kính này để tạo ra một loại kính ưu việt hơn hẳn và đáp ứng được hầu hết các nhu càu về an toàn của người sử dụng.
Khi kết hợp thành cường lực dán thì những ưu điểm, nhược điểm của hai sản phẩm này sẽ bổ sung cho nhau và giảm rủi ro tối đa cho người sử dụng. Kính cường lực dán thông thường khi bị nổ sẽ bám dính chặt vào lớp film PVB.
Kính cường lực dán bản chất là kính dán nên các công đoạn sản xuất kính cường lực dán vẫn đảm bảo giưx các bước sản xuất như kính dán. Còn toàn bộ công đoạn gia công sản xuất kính cường lực được coi như là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu cho công đoạn dán.
Tại An Phúc Hưng có thể dán được những tấm kính có kích thước lên đến 2400x3600mm đồng thời có thể dán được 3 đến 4 lớp kính cường lực lại với nhau để tạo nên một dòng sản phẩm kính siêu an toàn.
Vị trí thường sử dụng kính cường lực dán là những vị trí đòi hỏi có độ an toàn tuyệt đối như lan can nhà cao tầng, sàn kính, cầu kính hay mái kính, ngoài ra kính cường lực dán có thể áp dụng lắp được ở hầu hết các vị trí thông thường…